Thoái hóa khớp là  bệnh lý rất thường gặp và có thể gây ra các hậu quả nặng nề đối với chức năng  của hệ vận động. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp  bảo tồn chức năng khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và làm  giảm đi những gánh nặng mà căn bệnh này có thể gây ra cho gia đình người bệnh  và xã hội.

THOÁI HÓA KHỚP

Thoái hóa khớp là  bệnh lý rất thường gặp và có thể gây ra các hậu quả nặng nề đối với chức năng  của hệ vận động. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ giúp  bảo tồn chức năng khớp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và làm
 giảm đi những gánh nặng mà căn bệnh này có thể gây ra cho gia đình người bệnh  và xã hội.

BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP LÀ GÌ?

Bệnh  thoái hóa khớp hay còn được gọi là bệnh viêm xương khớp là bệnh lý phổ biến  nhất trong các bệnh lý về khớp trên thế giới. Tổn thương cơ bản của bệnh là sự  hủy hoại của sụn khớp, viêm bao hoạt dịch khớp và giảm độ nhớt của dịch khớp,  từ đó dẫn đến đau đớn và hạn chế  vận  động. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ khi bắt đầu bước  vào thời kỳ tiền mãn kinh. Bệnh thoái hóa khớp tiến triển từng đợt, diễn biến  theo nhiều giai đoạn, với xu hướng ngày càng nặng dần lên và y học hiện nay  chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm  bệnh thoái hóa khớp sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, tránh  cho họ khỏi phải chịu đau đớn kéo dài và cuối cùng trở thành tàn phế. 

BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP DO NGUYÊN NHÂN GÌ GÂY RA?

Về nguyên nhân, bệnh thoái hóa khớp có liên quan đến yếu tố tuổi tác và thường xuất hiện một cách tự phát không có nguyên nhân rõ rệt. Một số trường hợp bệnh khởi phát sau các yếu tố thuận lợi như: lệch trục khớp bẩm sinh hoặc do bệnh lý, chấn thương cũ ở vùng quanh khớp, béo phì, bệnh gút, tiểu đường; hoặc có thể do tập luyện thể thao quá mức, nghề nghiệp thường xuyên phải mang vác nặng v.v…

KHỚP NÀO HAY BỊ THOÁI HOÁ?

Các  vị trí khớp hay bị thoái hóa thường là các khớp chịu sức nặng của cơ thể như các  khớp ở cột sống, khớp háng, khớp cổ bàn chân, và đặc biệt hay gặp nhất là khớp  gối; hoặc các khớp nhỏ ở bàn ngón tay là các khớp không chịu sức nặng của cơ  thể nhưng lại phải hoạt động thường xuyên liên tục, lâu ngày cũng dẫn đến thoái  hóa.

CHẨN ĐOÁN BỆNH THOÁI HOÁ KHỚP

Bệnh  thoái hóa khớp được chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và phim  X quang thông thường. Triệu chứng lâm sàng nổi bật nhất của thoái hóa khớp là  đau khớp với đặc điểm tăng lên khi gặp thời tiết lạnh, ẩm; hoặc sau khi đi bộ nhiều, đứng lâu, mang vác nặng v.v…, tức là các hoạt động làm tăng tải trọng  lên các khớp; đau có thể xuất hiện khi ấn vào khớp hoặc làm động tác gấp duỗi  khớp. Lúc bệnh mới khởi phát đau chủ yếu xảy ra khi vận động, về sau bệnh tiến  triển nặng đau cả khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm: co  rút và đau ở các gân cơ quanh khớp (đôi khi bị chẩn đoán nhầm là viêm gân), teo  cơ do ít vận động, tiếng kêu lốp rốp hoặc lạo xạo khi gấp duỗi khớp hoặc khi đi  lại, sưng khớp hoặc tràn dịch khớp, ở giai đoạn muộn có thể có cứng khớp, lỏng  dây chằng, biến dạng lệch trục khớp.

PHÒNG NGỪA TỔN THƯƠNG DO THOÁI HÓA KHỚP

Việc thường xuyên dùng các loại đai nẹp hỗ trợ sẽ hạn chế những tác động lên khớp thoái hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, đai nẹp hỗ trợ còn giúp phòng tránh những chấn thương, tái chấn thương của những khớp chịu tải trọng, hoặc những khớp hoạt động thường xuyên do tính chất công việc ( đai lưng cho tài xế, nhân viên văn phòng..; đai cổ tay cho người di chuyển nhiều bằng xe máy hoặc môn thể thao dùng cổ tay; tấm lót silicon cho người phải đứng nhiều như bán hàng, phục vụ..).

Ở những trường hợp thoái hóa khớp nặng, sau điều trị bằng phẫu thuật, đai nẹp sẽ hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi chức năng & ngăn ngừa tái phát.